Mâm quả đám cưới miền tây gồm những gì?

Mâm quả đám cưới miền tây gồm những gì?

Ngày đăng: 01/12/2024 04:34 PM

    Mâm quả đám cưới miền tây gồm những gì?

    Tổ chức cưới gả là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong đời của mỗi cá nhân với các tục lệ cần tuân thủ mang đặc trưng vùng miền. Hôm nay Tiệc Cưới Quốc Dũng sẽ đề cập đến đám cưới miền tây. Vậy mâm quả đám cưới miền tây gồm những gì và cần bày biện ra sao để đúng với phong tục cưới hãy cùng Tiệc Cưới Quốc Dũng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

    Mâm quả đám cưới miền tây gồm những gì để phục vụ cho một lễ cưới trang nghiêm và đúng phong tục?

     

    Mâm quả cưới miền tây là gì?

    Đối với những bạn sinh ra và lớn lên ở miền tây đến tuổi dựng vợ gả chồng hoặc những bạn phương xa quan tâm đến lễ cưới hỏi ở miền tây sẽ thường thắc mắc mâm quả cưới miền tây là gì? Mâm quả cưới miền tây gồm những gì và có điều gì đặc biệt bên trong mâm cưới tạo nên nét đặc trưng của miền tây?

    Những mâm quả cưới miền tây vẫn đảm bảo đủ và đúng các phần lễ vật theo phong tục cưới hỏi tại Việt Nam như trầu cau, trà, rượu, xôi, bánh,… Bên cạnh các phần lễ truyền thống thì các mâm quả miền tây sẽ thường có thêm các loại hoa quả mang đặc trưng miền tây sông nước hoặc các loại bánh trứ danh của nơi đây. 

    Hoa quả và các loại bánh đều mang ý nghĩa là chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ luôn được hạnh phúc, bước vào hôn nhân ngọt ngào đến cuối đời. Đây chính là nét đặc trưng làm nên sự khác biệt của mâm quả đám cưới miền tây. Mâm quả cưới miền tây là các sính lễ được nhà trai chuẩn bị đầy đủ theo phong tục cưới hỏi tại quê nhà

    Mâm quả đám cưới miền tây gồm những gì? Ý nghĩa của từng mâm

    Sau đây Tiệc Cưới Quốc Dũng xin giới thiệu đến bạn 6 mâm quả cưới thường được lựa chọn trong đám cưới miền tây và ý nghĩa của từng mâm quả để bạn hiểu hơn một phần về đám cưới miền tây.

    1. Mâm trầu cau

    Có lẽ chúng ta thường nghe câu nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”, chính vì vậy trầu cau là một phần lễ được chọn đặt vào mâm quả cưới để giúp cho nhà trai mở lời thưa chuyện với nhà gái, để nhà trai được rước cô dâu về nhà trong sự chung vui và ủng hộ của hai gia đình.

    Những quả cau, miếng trầu được chọn đặt vào mâm trầu cau đều được chọn lựa kĩ càng, rửa sạch sẽ, để ráo và được sắp xếp đẹp mắt trong mâm quả. Một mâm trầu cau đẹp và đúng chuẩn là các lá trầu tươi xanh được xếp phía dưới và đặt phía trên là một chùm cau với 105 quả to đẹp mang ý nghĩa chúc cho cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc và con đàn cháu đống, ở một số đám cưới nhà trai còn đầu tư mâm trầu cau được xếp hình rồng phượng rất đẹp.

    Mâm quả cưới trầu cau là một sính lễ không thể thiếu trong các lễ cưới, hỏi với ý nghĩa mở đầu cho câu chuyện cưới xin

    2. Mâm trà, rượu và nến

    Mâm trà, rượu và nến được chọn là lễ vật trong lễ cưới hỏi có ý nghĩa thể hiện sự thành ý và hiếu kính của cô dâu, chú rể với tổ tiên, ông bà, cha mẹ hai bên. Mâm trà, rượu, nến cùng mâm trầu cau là hai mâm quả quan trọng không thể thiếu và luôn đi đầu trong các mâm quả để nhà trai thưa chuyện nhà gái xin rước dâu.

    Trà trong mâm quả sẽ được dùng để cô dâu, chú rể hiếu kính bậc sinh thành còn rượu và nến được dâng lên bàn thờ tổ tiên để kính lễ với mong muốn tổ tiên sẽ chứng giám và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Nến cưới gồm 2 cây được khắc hình lọng phụng và rượu cũng được đựng trong bình gốm sứ khắc long phụng rất đẹp, những chi tiết này thể hiện sự trang trọng và thành ý của nhà trai đối với nhà gái.

    Mâm quả trà, rượu và nên mang ý nghĩa biết ơn đến đấng sinh thành và các bậc tổ tiên của cô dâu, chú rể

    3. Mâm bánh su sê

    Bánh su sê hay còn được gọi là bánh phu thê, là loại lễ vật không thể thiếu trong các mâm quả ngày cưới. Mâm bánh su sê là biểu tượng của âm dương (tượng trưng cho đất trời) với mong muốn cuộc hôn nhân của cô dâu chú rể được trời đất chứng giám. 

    Theo phong tục của từng vùng miền thì bánh su sê có thể được nặn theo hình tròn, dài, thoi,… tùy phong tục và sở thích. Riêng ở miền tây thì bánh su sê sẽ được nặn theo hình vuông vức, gói trong lá dừa và sắp xếp đẹp mắt trong mâm quả.

    Mâm bánh su sê (bánh phu thê) mang ý nghĩa gắn kết đôi trai tài, gái sắc chung sống bên nhau đến trọn đời.

    Bánh su sê là sính lễ không thể thiếu trả lời cho câu hỏi mâm quả đám cưới miền tây gồm những gì?

     

    Bánh su sê là loại bánh tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng được lựa chọn làm sinh lễ trong ngày cưới

    4. Mâm xôi

    Xôi là một loại thức ăn truyền thống của Việt Nam ta được sánh ngang với cơm, đặc điểm của xôi là giúp no lâu. Chính vì vậy, xôi được chọn là lễ vật đặt trong mâm quả đám cưới với ý nghĩa chúc cho cô dâu chú rể một đời no ấm.

    Mâm xôi cưới ở miền tây thường là xôi gấc, vì xôi gấc có màu đỏ và người dân ở đây quan niệm rằng màu đỏ là màu của hạnh phúc, ấm no phù hợp không khí ngày cưới.


    Xôi là sính lễ mang ý nghĩa chúc đôi vợ chồng trẻ luôn được no ấm trong cuộc sống

    5. Mâm quả trái cây

    Trong 6 mâm quả cưới đặc trưng ở miền tây, khác với mâm quả trầu cau và rượu thể hiện sự trang trọng và là cầu nối giúp mỡ đầu câu chuyện thì mâm quả trái cây thường là mâm quả đa dạng chủng loại và nhiều màu sắc nhất.

    Các loại trái cây được chọn trong mâm quả cưới thường mang đậm đặc trưng miền tây như măng cụt, mãn cầu, đu đủ, xoài, táo,… một mâm quả cưới với các loại trái cây mang ý nghĩa “cầu đủ xài” là mâm quả đạt chuẩn thể hiện sự ngọt ngào và mong cô dâu, chú rể được sống đủ đầy, hạnh phúc.

    Các loại quả thường được tránh đặt trong mâm trái cây là lê, cam, chuối,… vì tên hoặc vị của các loại trái cây này được cho là không may mắn và thiếu ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu, chú rể.

     

    Mâm quả trái cây thể hiện cho sự trù phú, đa dạng và ngọt ngào trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng

    6. Mâm heo quay

    Trong quan niệm của người miền tây thì queo quay tượng trưng cho vị “mặn” giúp mang lại hạnh phúc, sự ấm no, thịnh vượng và khiến cho cuộc sống đôi vợ chồng trẻ luôn nồng thắm. 

    Mâm heo quay ngày cưới ở miền tây thường là heo sữa nguyên con được quay giòn bóng bẩy, bọc trong giấy đỏ và đặt trong mâm quả.

    Heo quay là sính lễ đại diện cho vị mặn giúp bổ sung đủ các vị trong mâm quả ngày cưới

    Trên đây là 6 mâm quả cưới thường được sử dụng trong đám cưới miền tây, mỗi mâm quả đều mang một ý nghĩa riêng nhưng chung quy đều là sự chúc phúc và mong cầu cho cô dâu, chú rể luôn được hạnh phúc, đủ đầy. Thông tin chi tiết 6 mâm quả trên cũng giúp giải đáp cho câu hỏi mâm quả đám cưới miền tây gồm những gì Tiệc Cưới Quốc Dũng gửi đến bạn.

    6 mâm quả cưới miền Tây gồm những gì?

    • Mâm quả đám cưới – Trầu cau
    • Mâm bánh phu thê
    • Mâm trà – rượu – nến
    • Mâm trái cây – Mâm quả đám cưới
    • Mâm xôi gấc – gà luộc
    • Mâm quả khác

    6 mâm quả cưới Miền Trung bao gồm những gì?

    8 mâm quả cưới miền Tây gồm những gì?

    • Trầu cau
    • Trà rượu
    • Bánh ngọt
    • Trái cây
    • Xôi gấc
    • Gà luộc, heo quay
    • Nhẫn, tiền, vòng vàng
    • Mâm quả khác hoặc bánh kem

    7 Mâm quả cưới gồm những gì?

    Mâm quả cưới heo quay

    Một số nghi thức trong đám cưới miền tây

    Một số nghi thức trong đám cưới miền tây có thể kể đến chính là các nghi lễ trước và sau khi tổ chức đám cưới. Một đám cưới đầy đủ nghi thức và đúng phong tục sẽ gồm các nghi lễ dạm hỏi, đám nói và đám cưới; ngoài 3 nghĩ lễ quan trọng trên thì một số nhà còn có nghi lễ giáp lời, lễ thông gia và lễ phản bái.

    Người miền tây thường sẽ không tổ chức đám cưới vào năm Kim Lâu, tuy nhiên một số gia đình không kiêng kị thì họ vẫn tổ chức cưới bình thường.

    Ngoài ra có một số gia đình sẽ không đồng ý tổ chức đám cưới nếu cô dâu, chú rể xung khắc tuổi nhau hoặc cô dâu xung khắc với nhà chồng,… Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì các quan niệm này đã không còn khắt khe nhiều trong các gia đình nữa.

    Một điều đặc biệt thường chỉ có ở miền tây là lễ rước dâu sẽ sử dụng xuồng, ghe vì miền tây chủ yếu là sông nước nên xuồng, ghe là một phương tiện đi lại chính của người dân nơi đây.

     

    Cảnh rước dâu bằng ghe xuồng là một nét đặc trưng đẹp ở miền tây sông nước